Công tắc 2 chiều là gì? Cách đấu công tắc 2 chiều với mạch điện

Công tắc 2 chiều là gì? Cách đấu công tắc 2 chiều với mạch điện

Công tắc 2 chiều, hay còn gọi là công tắc đảo chiều, là một thiết bị điện quen thuộc trong hệ thống chiếu sáng và các ứng dụng điện gia dụng. Đây là loại công tắc cho phép bạn điều khiển một thiết bị điện, chẳng hạn như bóng đèn, từ hai vị trí khác nhau. Sự tiện lợi này đặc biệt hữu ích trong các không gian như cầu thang, hành lang, phòng ngủ và nhiều khu vực khác, nơi bạn muốn bật/tắt đèn từ nhiều vị trí. Để hiểu rõ hơn về công tắc 2 chiều và cách đấu nối vào mạch điện, chúng ta sẽ đi sâu vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các bước cụ thể để đấu nối công tắc này một cách hiệu quả và an toàn.

Công tắc 2 chiều là gì?

  • Công tắc 2 chiều là một công tắc có cấu tạo 3 chân nối dây ứng với 3 cực đấu với dây điện ( 1 cực động, 2 cực tĩnh) Để có thể chuyển nối dòng điện, cấu tạo của công tắc 2 chiều phức tạp hơn nhiều so với công tắc 1 chiều thông thường, qua đó đem đến được nhiều sự tiện lợi hơn khi sử dụng đặc biệt là ở các công trình có những kết cấu hệ thống điện nhiều chi tiết, đòi hỏi cao về sự tiện dụng của thiết bị ngoại thất, nội thất.
  • Công tắc 2 chiều có các loại như: Công tắc đôi, công tắc 2 chiều đơn, công tắc ba với các thiết kế kiểu bấm công tắc khác nhau nhưng điểm chung là đều có hệ mạch điện 3 cực được đấu nối ở bên trong.

Công tắc 2 chiều là gì?

Công tắc 2 chiều 10A size 1.5M – Relfa 120 Siemens

Nguyên lý hoạt động của công tắc 2 chiều

  • Công tắc 2 chiều có 3 cực và khi có một dòng điện nào đó xuất hiện thì sẽ có 1 cực vào (cực chung) và 2 cực ra. Với kiểu kết cấu này thì ở một thời điểm có dòng điện đi qua, chỉ có 1 cực ra là được nối thông với điểm cực vào, qua đó làm cho đèn hay thiết bị điện của bạn hoạt động. Với cực ra còn lại thì khi được kích hoạt sẽ làm cho ngắt dòng điện, thiết bị điện của bạn sẽ ngừng việc hoạt động.
  • Khi hiểu được nguyên lý này thì thực tế bạn hoàn toàn có thể thực hiện đóng, ngắt dòng điện với 1 thiết bị hay 1 bóng đèn ở hai khu vực xa nhau như cầu thang, lan can hành lang, các khu vực chung,… rất tiện lợi cho sinh hoạt.

Nguyên lý hoạt động của công tắc 2 chiều

Ứng dụng của công tắc 2 chiều

  • Điều khiển đèn cầu thang: Đây là ứng dụng phổ biến nhất của công tắc 2 chiều. Việc lắp đặt công tắc 2 chiều ở đầu và cuối cầu thang giúp người sử dụng dễ dàng bật/tắt đèn khi di chuyển, đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện năng.
  • Điều khiển đèn hành lang: Hành lang thường có nhiều lối ra vào, việc lắp đặt công tắc 2 chiều ở hai đầu hành lang giúp người sử dụng bật/tắt đèn thuận tiện, đặc biệt hữu ích vào ban đêm.
  • Điều khiển đèn phòng ngủ: Lắp đặt công tắc 2 chiều ở hai bên giường ngủ cho phép người dùng bật/tắt đèn dễ dàng mà không cần phải ra khỏi giường. Điều này đặc biệt tiện lợi cho người già, trẻ em hoặc người có vấn đề về sức khỏe.
  • Điều khiển quạt, máy bơm nước: Công tắc 2 chiều cũng có thể được sử dụng để điều khiển quạt, máy bơm nước từ hai vị trí khác nhau, mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng.

Cách đấu công tắc 2 chiều

Cách 1:

  • Đây là một cách phổ biến nhất: Thợ điện sẽ cho chạy dây nguồn phức tạp sau đó nối với mạch điều khiển và phụ tải của công tắc điện. Đây là một cách được đánh giá an toàn hơn, nhưng cách này không khuyến khích bởi vì khá tốn thời gian cũng như cần dùng nhiều dây điện gây ra lãng phí và gia tăng chi phí của vật tư.
  • Thợ lắp đặt có thể lựa chọn một cách khác đó chính là kết nối thiết bị điện với mạch điều khiển phụ và phần phụ tải của công tắc, khi bạn sử dụng dây pha sẽ giúp cho bạn tiết kiệm dây điện hơn.

Cách đấu công tắc 2 chiều

Cách 2:

  • Cách 2 là nối thiết bị điện với các mạch điều khiển phụ và phần phụ tải của công tắc, khi sử dụng dây pha không gây ra tốn kém dây điện.
  • Cách này chính là hoạt động dựa trên nguyên lý: Khi có xuất hiện dòng điện sẽ gây ra chệch lệch mức điện áp. Vậy nên 2 đầu của thiết bị là 2 dây pha hoặc là 2 dây trung tính thì không có dòng điện chạy qua thiết bị qua đó giúp tăng độ bền của thiết bị điện cũng như làm giảm đáng kể điện năng tiêu thụ.
  • Tuy nhiên, đây là một phương pháp dễ gây ra hiện tượng ngắn mạch (Ngắn mạch, hay còn gọi là đoản mạch, là hiện tượng điện áp giữa hai điểm trong mạch điện bị chập lại với nhau do một nguyên nhân nào đó, dẫn đến dòng điện có cường độ lớn chạy qua mạch một cách bất thường. Điều này có thể làm gây hư hỏng mạch điện, quá nhiệt hoặc có thể dẫn đến cháy nổ).

Đấu công tắc 2 chiều như thế nào cho hiệu quả

Xem thêm: Cầu dao đảo chiều là gì? Ứng dụng của cầu dao đảo chiều

Công tắc 2 chiều mang lại sự tiện lợi và linh hoạt trong việc điều khiển hệ thống chiếu sáng và các thiết bị điện từ nhiều vị trí khác nhau, giúp tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng. Trên đây Thiết bị điện SIEMENS đã cung cấp cho bạn những thông tin về công tắc 2 chiều và cách đấu công tắc 2 chiều với mạch điện. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn tham khảo về các thiết bị điện thì đừng ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi qua Website: thietbidiensiemens.com hoặc qua Hotline: 035.740.6686 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có Thể bạn Quan Tâm